Saturday, December 25, 2010

Những Kinh Nghiệm Trong Vụ Kiện

Ông Đỗ Văn Phúc có viết một bài trên trang nhà dựa theo kinh nghiệm pháp lý  rút tỉa ra từ vụ bà Triều Giang lôi ông ra tòa về tội vu khống, phỉ báng cá nhân. Bài viết vào tháng 7 năm 2010. Quá sớm, vì kể từ bài viết lên mạng cho đến cuối năm 2010, ông Phúc còn ra tòa thêm 2 lần nữa mà vụ kiện vẫn còn chưa kết cục: Lần ngày 11 tháng 10, 2010,  trong phiên tòa này ông bị phạt phải trả bên nguyên $3000 bồi thường vì viện lý do này nọ trì hoãn lại; lần ngày 18 tháng 11 ra tòa vì tội không đóng tiền phạt $3000 cho bên nguyên.

Ông viết bài mách nước luật pháp đó dài dòng và luộm thuộm quá, lại từ một người không có bằng hành nghề luật sư, cho nên người đọc không quen cách viết lòng vòng đó khó nắm được vấn đề. Xin tóm tắt lại mấy điều bổ sung vào dựa trên cách hành xử  của ông Phúc trong vụ kiện và cũng dựa trên biên bản tòa để độc giả dễ theo dõi hơn.

(1) Khi cảnh sát/constable đưa giấy tòa đến thì quăng giấy xuống đất, nhảy đồng đổng đạp lên, hai tay bịt tai, miệng lải nhải “Bla, bla, bla, bla, bla …”

Hành động quái đản tưởng là bất bình thường này thật tế ra là một tính toán khôn ngoan. Có thể dùng nó để chứng minh mình bị tâm thần trước tòa.

(2) Trốn không ra tòa. Đây là phản ứng sinh tồn của loài đà điểu trên sa mạc, khi bão cát nổi lên thì đút đầu vào cát chờ bão qua, nhưng tòa quận Travis không phải là sa mạc mà là pháp đình Mỹ nên sẽ bị xử thua vì vắng mặt và bị phạt một triệu đô. Tuy nhiên cộng với số (1) ở trên luật sư có thể viện cớ khủng hoảng tâm thần để được xử lại.

Tốt hơn đây là điều không nên làm vì nhiều rủi ro quá.

(3) Ca bài con cá nó sống vì nước với các đồng ngũ, đồng hội, đồng chí, đồng cảnh ngộ… để xin tiền.

Quan trọng nhất là phải giữ được hình ảnh anh hùng chứ không phải “anh hèn”; phải tỏ ra can đảm, miệng lúc nào cũng nói cứng dù trong lòng nghĩ sao chăng nữa. Phải biết hạ mình động viên một cách khéo léo đánh vào tâm lý quần chúng bằng những danh từ chung viết Hoa và khẩu hiệu quen thuộc như “Không có sự yểm trợ nào mạnh bằng yểm trợ của Cộng Đồng, các hội đoàn Quốc Gia.”

Cộng đồng nói ở đây là những cộng đồng xa xăm như ở Úc, ở Hawai, ở Washington DC, ở Seattle, ở Dallas… còn hội đoàn nói ở đây là những hội đoàn sinh hoạt qua email trên không gian ảo internet, chứ không phải là cộng đồng và hội đoàn địa phương. Vì vậy cho nên dù đã bị mang tiếng ở địa phương, vẫn có thể làm được vì nhiều người ở xa không biết.

Nên nhớ: Càng xa thì càng ăn khách. Còn không xa lắm, như Dallas, thì cũng chỉ lèo tèo được năm ba người đồng cảnh ngộ góp cho.

(4) Nên dè xẻn trân quí đồng tiền đóng góp: Bỏ hơn $4000 tiền luật sư chỉ vì không muốn đóng tiền phạt $3000. Dù có thắng đi nữa cũng mất đi hơn ngàn đô, nhưng làm sao thắng được phán quyết của tòa, cuối cùng thì tiền mất tật mang. Mảnh bằng kỷ sư không giúp cho tính toán này, mảnh bằng phó tiến sĩ hàm thụ không đủ để cân nhắc thiệt hơn.


Lòng hảo tâm con người cũng có giới hạn: Những người đóng góp thường ở lớp cao tuổi, kiếm tiền khó khăn hoặc cũng có khi đang lãnh trợ cấp tiền già, sẽ không thích nhìn đồng tiền tình nghĩa của mình bị phung phí một cách vô lý như vậy đâu.

(5) Những ủng hộ của phe nhóm trong cộng đồng không thể dùng làm bằng cớ biện hộ trước tòa như nguyên văn trong bài viết của ông Phúc: “Yểm trợ Cộng Đồng cũng có thể qua các thư riêng hay văn thư các hội đoàn nói lên sự đồng tình, chia xẻ, động viên. Khi cần, trình cho Toà thấy để họ biết rằng chúng ta làm đúng trong phạm vi chính trị của tập thể tị nạn chúng ta.”

Nói như vậy thì chẳng khác nào nói tập thể tị nạn có một bộ luật riêng vượt qua luật pháp của nước Mỹ. Không thể ra tòa bào chữa bằng câu “tôi lăng mạ vu khống người khác là đúng trong phạm vi chính trị  của tập thể tị nạn cho phép!”

Nếu biện hộ trước tòa như vậy thì chẳng khác nào gieo tiếng xấu cho cộng đồng Việt Nam rằng những sự chụp mũ lăng mạ như vậy được xem là bình thường trong tập thể tị nạn.

(6) Phải hội ý trước với luật sư trước khi ra tòa. Còn không thì khi ra mình nói một đường luật sư nói một nẻo trở thành trò cười cho thiên hạ, lại tỏ lộ gian dối trước quan tòa và bồi thẩm đoàn.

(7) Trước tòa không nên nói những câu ngớ ngẩn như “Look at my eye and you can see i am an honest man.” Trước tòa chỉ có chứng cớ và lập luận pháp lý, nếu những cặp mắt có thể dùng làm bằng chứng biện hộ trước tòa được thì bao nhiêu kẻ lường gạt, gian xảo siêu đẳng ở nước Mỹ đã được tha rồi.

Nhưng nếu đã nhỡ nói hớ thì đừng để phe nhóm dùng nó thổi bốc lên mây: Nào là hào hùng, lãng mạng, trọng danh dự, cương quyết trước tòa” v.v. và v.v. rồi mới thú nhận “tôi nóng quá nên mất khôn” thì trật rơ hết.

Làm cho người viết “hố” như vậy sau này ai mà bốc thơm, nâng bi không công, cho dù mình là thần tượng của họ đi chăng nữa.

(8) Chuẩn bị cho việc thua kiện: Đây là ý kiến đáng để ý nhất trong bài gốc Những kinh nghiệm trong vụ kiện, ông viết “Nếu bạn có chung vốn làm ăn trong một corporation, thì cũng không lo lắng gì. Ngoài ra, nếu thấy mình có thể thua kiện, thì khai phá sản chỉ tốn khoảng 1000 đô la là xong. Thế là  an toàn. »

Cần diễn dịch thêm ở đây là trước khi vụ kiện chung kết phải tẩu tán tiền bạc một cách khéo léo mới khai phá sản được vì luật phá sản ngày nay không còn dễ như ngày xưa do nhiều người gian xảo đã lợi dụng nó. Có khi cần phải rút tiền khỏi nhà băng dấu dưới nệm hoặc chuyển cho con, nếu có cơ sở làm ăn (tiệm giặt, tiệm rượu, cây xăng…) phải sang tên cho con hay chuyển qua dạng corporation sớm để khỏi bị vạ lây khi thua kiện.

Mà phải làm cho khéo không để lại dấu tích giấy tờ, còn không thì sau khi thua kiện vu khống chụp mũ, có thể lại bị truy tố vì tội tẩu tán tiền bạc.

Kết luận:

Tóm lại, ở địa phương ai cũng cho rằng ông Phúc viết “cao” quá, đã không cảm được lòng người lại vừa khó tiêu. Muốn hiểu ông, người bình dân Austin có lưu truyền trên các bàn nhậu:
  • Đừng đọc những gì Phúc viết mà hãy nhìn những gì Phúc làm.
  • Đừng đánh giá trình độ Phúc qua mảnh bằng MBA hàm thụ, mà nên đánh giá trí thức ông qua cách đối đáp trước tòa.
  • Đừng chê ông háo danh, hải ngoại đang thiếu người lãnh đạo tài đức, ai cũng khiêm tốn cả thì ai lãnh đạo?
  • Đừng thắc mắc tại sao ông Phúc có thể viết được những điều như vậy mà hãy thắc mắc Phúc kiếm đâu ra người đọc những điều ông viết?!?
  • Đừng phê phán văn chương ông qua lỗi chính tả, lỗi văn phạm, qua lối lập luận đầu gà đuôi vịt…  vì những thiên tài đều có điểm yếu cả. Nhân vô thập toàn.
  • Đừng tự hỏi tại sao văn hào Michael Do không bao giờ ra mắt sách ở Austin mà hãy trách sao đồng hương Austin không tham dự! (Thư mời ra mắt sách ở Dallas tháng Giêng 2011)
Và điều tối quan trọng nằm lòng: Đừng xem thường ông, đừng giây với hủi!

No comments:

Post a Comment