Tuesday, November 29, 2011

Biết thì thưa thì thốt...

Tháng 7, 2010, ông Michael Do đem kiến thức luật đi đường của mình viết bài Những Kinh Nghiệm Trong Vụ Kiện đăng trên báo giấy Đẹp Houston (số 8/11/2010) và trên trang nhà michaelpdo.com.

Ông thích khoe khoang nên không từ bỏ cơ hội lớn nhỏ nào để phô trương kiến thức uyên bác của mình với bàn dân thiên hạ ở xa, ông hạ bút viết về luật dù rằng chỉ mới mấy tháng trước đó, ông bịt tai nhảy đồng đổng đạp lên trát tòa do cảnh sát mang đến và  trốn chui không ra phiên tòa đầu tiên.



Người hiểu ông hơn còn cho rằng ông dùng bài viết đó để biện hộ quanh quất cho những phản ứng kỳ quặc bất bình thường đó.

Ông thích phô trương mình nhiều quá mà vi phạm điều quan trọng nhất của mọi vụ kiện lớn nhỏ là giữ im lặng, tránh phát biểu linh tinh những điều liên quan đến vụ kiện khi còn đang tiếp diễn.

Ông vung vít viết rằng nếu thua thì khai vỡ nợ... làm gì nhau được!

Ông còn thâm hơn nên đi trước một bước khai vỡ nợ trước phiên xử cuối cùng, vì hơn ai hết ông biết là thua chắc cho dù ông viết "Nếu chúng ta làm quá sai trong khi đề cập đến người khác mang tính chất nhục mạ, vu khống, thì nhiều xác suất chúng ta sẽ bị xử thua. Còn nếu chúng ta làm đúng đắn, thì chẳng thế lực nào làm hại chúng ta được." (Trích Những Kinh Nghiệm Trong Vụ Kiện). Ngay trong câu này ông đã nhận là sai, dù không phải là quá. Ông muốn lập lờ với người đọc, hay với chính ông, là dù đã phỉ báng năm ba năm, nhưng phải mười năm mới thành tội?

Để chuẩn bị vỡ nợ, ông chuyển tài sản kinh doanh mặt nổi sang cho các con (Điều 17), đem tiền bá tánh góp nhặt cúng vào quỹ pháp lý trả xe Honda đời mới (Điều 18)... Những tẩu tán phi pháp này phạm luật vỡ nợ nên bị chất vấn trước tòa làm lộ tâm địa ông cho người phương xa biết (còn Austin thì chẳng lạ gì).

Những lời khuyên tưởng như vô hại trong bài Kinh Nghiệm giờ trở thành bằng chứng cho ý định gian dối của ông trong vụ tòa vỡ nợ (Điều 19). 
Xin xem tài liệu tòa án Khiếu nại chuyển nhượng gian lận - Fraudulent Transfer Complaint để thấm thía câu tục ngữ Biết thì thưa thì thốt. Không biết dựa cột mà nghe!

No comments:

Post a Comment